Header Ads

test

Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thấm dột trần nhà và cách khắc phục.

 

Nhà ở sau thời gian dài sử dụng sẽ không tránh khỏi những hư hỏng như tình trạng dột mái. Vậy làm thế nào để khắc phục nhanh chóng? Hãy cùng mình tìm hiểu qua những nội dung bên dưới nhé.

1. Hiện tượng thấm dột trần nhà là gì?

Việt Nam vốn có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến các công trình xây dựng, gây ra những vết nứt, thấm dột trần nhà, rêu mốc ở những nơi bị thấm.

Thấm dột trần nhà ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình, ngoài ra còn làm mất mỹ quan, nhiễm điện, gây ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của người trong nhà.

Sau khoảng 3 – 4 năm sử dụng, dưới sự tác động của thời tiết khắc nghiệt mái tôn sẽ có dấu hiệu rỉ rét. Lâu ngày gây ra hiện tượng thấm dột trần nhà rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt và sản xuất của gia đình, công ty, nhà xưởng. Sau đây là nguyên nhân và  những vị trí thường bị thấm dột trần nhà nhất.

Tìm hiểu các mẹo chống dột trần nhà nhanh chóng. 

2. Nguyên nhân gây ra thấm dột trần nhà

- Nguyên nhân khách quan dẫn đến thấm dột trần nhà:

Tất cả các vật liệu đều có mao quản (kích thước 20 – 40 mircromet). Khi về mặt của chúng tiếp xúc với nước thì nước sẽ xâm nhập vào các mao quản này gây ra hiện tượng thấm dột.



Thời tiết mưa nắng thất thường gây ra hiện tượng giãn nở ở vật liệu thường xuyên. Khi mùa mưa đến thì nước xâm nhập vào các mao quản khiến cho vấn đề thêm trầm trọng hơn.

- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thấm dột trần nhà:

Thợ thi công xây nhà bớt xén vật liệu, không thực hiện đúng quy trình xây dựng. Sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra hiện tượng thấm dột trần nhà, ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Việc thi công không đảm bảo được thoát nước, làm cho nước đọng trên bề mặt cũng dễ gây ra thấm dột.

Phần nền, móng của công trình bị sụt lún sẽ gây ra rạn nứt, khiến cho công trình bị thấm dột. Với nguyên nhân này thì việc chống thấm dột vô cùng nan giải bởi các vết nứt không ngừng phát triển, tăng thêm theo thời gian. Hơn nữa nước sẽ xâm nhập vào bên trong làm ăn mòn bê tông và cốt thép, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của công trình.

3. Các vị trí thường gây ra thấm dột

- Các vị trí nằm sâu trong lòng đất: tầng hầm, chân tường, hố thang máy

- Các hạng mục tiếp xúc trực tiếp với mưa gió: trần, mái, tường, lô gia, ban công

- Các hạng mục thường tiếp xúc với nước trong nhà: khu vực bếp, sàn nhà vệ sinh, hộp kỹ thuật

- Các vị trí tiếp xúc với bể chứa: hồ bơi, bể nước, hố ga, bể chứa

- Các vị trí xung yếu: nơi tiếp giáp giữa hai công trình xây sát nhau, chân kết cấu bồn nước, các vị trí ống nước, nơi tiếp giáp tường gạch và bê tông,…

- Vị trí đinh: Mái tôn rất thường hay tiếp xúc với nắng mưa, chính vì vậy các vị trí ốc vít gắn trên mái cũng dần bị ăn mòn do rỉ sét, phần gioăng vít bị lão hóa ngày càng rộng ra khiến cho xuất hiện các khe hở gây dột.



- Vị trí nối tôn: các vị trí nối tôn khi nước mưa không kịp thoát thì phần cuối mái tôn sẽ bị tràn nước rất nhiều. Kể cả mái được thi công bởi thợ chuyên nghiệp cũng không tránh được tình trạng này.

- Dột máng xối, lỗ thoát nước: Nếu phần máng xối nước thoát ra không hết thì rất nhanh bị lão hóa (do vật liệu dùng để trám là silicone). Đôi khi nguyên nhân còn là do lỗ thoát nước, vì nắng mưa thường xuyên làm vật liệu co dãn dẫn đến việc xuất hiện khe hở gây dột, cũng có lúc nước mưa quá nhiều mà máng xối quá nhỏ gây tràn nước, lúc này cần kiểm tra lại số lượng lỗ thoát nước hoặc thay máng xối khác lớn hơn.

- Tôn bị thủng, rỉ sét: Việc này dễ xảy ra do sử dụng loại mái tôn kém chất lượng. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy trên bề mặt tôn xuất hiện vết nứt hoặc lỗ thủng nhỏ. Nếu không được sửa chữa chống thấm dột nhanh chóng sẽ ngày càng lớn và gây hư hỏng cho mái tôn.

- Vị trí chồng sóng: nếu đinh vít bị rỉ sét, khi mưa gió mạnh sẽ bị bật lên làm xuất hiện các khe hở ở vị trí chồng sóng. Và nước mưa sẽ chảy vào nhà thông qua các khe hở này.

Chi tiết xem thêm tại xaydungnhadoi.vn

Không có nhận xét nào